Lễ vào nhà mới hay còn gọi là Lễ Nhập Trạch, là nghi lễ không thể thiếu khi gia chủ dọn vào ở trong nhà mới. Trong lễ vào nhà mới, gia chủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ như ngày làm lễ, các thủ tục cần làm, mâm cúng, văn khấn,…

Và đây là một lễ khá quan trọng khi vào nhà mới nên hầu hết các gia chủ đều chú trọng vào việc mâm cúng về nhà mới gồm những gì? Bài viết dưới đây của blogvn.org sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về Lễ Nhập Trạch và những thứ cần có trên mâm cúng.

Mam cung ve nha moi gom nhung gi

Mâm cúng vào nhà mới gồm những gì?

Ý nghĩa của mâm cúng trong lễ vào nhà mới

Lễ cúng vào nhà mới hay còn gọi là Lễ Nhập Trạch, mới mục đích là báo cáo với ông bà, tổ tiên, thổ công việc xây cất nhà đã xong. Với hy vọng được phù hộ giúp cho gia đình được sống bình an, mọi người khỏe mạnh, con cháu trong nhà đoàn kết, yêu thương nhau.

Ngoài ra, lễ cúng vào nhà mới còn nhằm mục đích tiễn các vong hồn, vong linh còn tồn tại trên mảnh đất cất nhà, tránh ảnh hưởng xấu đến gia chủ và người thân, con cháu trong nhà. Vì thế, lễ cúng vào nhà mới được gia chủ xem ngày, xem giờ để thực hiện vô cùng cẩn thận. Việc thực hiện Lễ Nhập Trạch suôn sẻ giúp cho gia đình gia chủ được bình an, may mắn khi sống trong căn nhà.

» Xem thêm: Cúng vía thần tài gồm những gì chi tiết

Cúng về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

1. Chọn ngày lành, tháng tốt

Việc chọn ngày, giờ để thực hiện nghi lễ vào nhà mới vô cùng quan trọng. Gia chủ sẽ đến gặp những người có kinh nghiệm trong việc xem ngày để xem ngày nào, giờ nào tốt, hợp với mạng chủ nhà để làm Lễ Nhập Trạch cho suôn sẻ.

2. Chuẩn bị mâm cúng

Mâm cúng là thứ không thể thiếu trong bất kỳ nghi lễ nào và lễ vào nhà mới cũng thế. Mâm cúng trong Lễ Nhập Trạch được chia làm 3 phần đó là: mâm ngũ quả, mâm cơm và hương hoa. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà bày trí mâm cúng như thế nào. Gia chủ nên chuẩn bị mâm cúng một cách đẹp mắt, tươm tất để bày tỏ lòng thành của mình đến với tổ tiên, ông bà, thổ công.

3. Văn khấn cúng nhà mới

Văn khấn cúng vào nhà mới thường được gia chủ đọc, xin phép ông bà, tổ tiên, thổ công vào nhà mới và được chuyển bàn thờ vào vị trí mới trong nhà. Gia chủ cũng trình bày mong muốn của gia chủ khi chuyển vào nhà với ông bà, tổ tiên, thổ công.

Khi đọc văn khấn, gia chủ hãy đọc rành mạch, trôi chảy để cho ông bà, tổ tiên và thổ công có thể hiểu được những mong muốn đó.

» Lưu ngay: Văn khấn vía Thần tài mùng 10 tháng Một hàng năm

Mâm cúng về nhà mới gồm những gì?

1. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả thường được bày với 5 loại quả khác nhau, tùy vào điều kiện, sở thích mỗi gia đình mà thêm các loại quả khác, đặc biệt nên để số quả trên mâm là số lẻ. Mâm ngũ quả cần tươi, không bị héo, bị hỏng. Và cần rửa sạch, để khô ráo trước khi dâng lên cúng thần linh.

Một số loại quả mọi người có thể sử dụng để cúng vào nhà mới như: chuối, xoài, đu đủ, măng cụt, dừa, dưa hấu,….

Mam ngu qua cung vao nha moi

Mâm ngũ quả cúng vào nhà mới

2. Hương hoa

Hương hoa trên mâm cúng thường đươc lựa chọn các loại hoa tươi như hoa hồng, hoa cúc vàng, hoa ly (bông lẻ),…Và các thứ không thể thiếu trong bất kỳ lễ cúng nào đó là 1 cặp đèn cầy, nhang, 3 miếng trầu têm, vàng mã, 1 đĩa muối – gạo cùng với 3 ly nhỏ đựng muối, gạo, nước.

3. Mâm cơm cúng

Tùy vào sở thích và truyền thống của mỗi gia đình mà chuẩn bị mâm cúng chay hay là mặn. Nhưng đồ cúng trên bàn phải sắp xếp gọn gàng, tươm tất. Dưới đây là một số món gợi ý trên mâm cúng cơm vào nhà mới.

  • Mâm cúng chay: Gia chủ nên chuẩn bị khoảng 4-5 món hoặc hơn.
    • Xôi
    • Nem
    • Rau củ xào
    • Canh nấm
    • Chả cuốn
    • ……
  • Mâm cúng mặn:
    • 1 bộ tam sinh: 1 miếng thịt luộc + 1 con tôm luộc + 1 trứng vịt luộc.
    • Xôi
    • Gà luộc nguyên con
    • Rau xào
    • Canh
mam cung le nhap trach

Mâm cơm cúng Lễ Nhập Trạch

Sẽ tùy vào điều kiện của mỗi gia đình để chuẩn bị mâm cúng sao cho phù hợp, quan trọng là bày tỏ được lòng thành tâm của gia chủ đối với thần linh khi vào ở trong ngôi nhà mới.

» Bạn đã biết: Những sai lầm khi đặt gương trong nhà ?

Một số lưu ý khi chuyển vào nhà mới

Khi chuyển vào nhà mới, tất nhiên sẽ có nhiều lưu ý, cấm kỵ đối với gia chủ và những người trong nhà. Dưới đây là một số điều cần chú ý:

  • Tránh việc chuyển nhà vào ban đêm.
  • Sau lễ cúng nhập trạch nhà mới, cần phải làm lễ cáo yết cúng gia tiên rồi mới được nhận đồ trên bàn cúng. Đó chính là tất cả các thành viên trong nhà phải đứng trước bàn thờ khấn bái tạ ơn để cầu bình an trong gia đình.
  • Phụ nữ mang thai và người tuổi hổ trong gia đình không nên quét dọn nhà mới.
  • Không làm vỡ đồ, cãi vã trong quá trình chuyển nhà.
  • Không đi tay không vào nhà mới và cũng không mang các đồ vật cũ vào nhà như chổi cũ, bếp cũ,..
  • Không đón khách lạ vào chơi trong nhà mới.

» Nắm rõ: 4 nguyên tắc bài trí hướng bàn thờ gia tiên chuẩn nhất

Bài viết trên đã trả lời chi tiết cho câu hỏi “Mâm cúng về nhà mới gồm những gì?” của nhiều người. Hãy chuẩn bị để có một một Lễ Nhập Trạch suôn sẻ, giúp gia chủ và người thân có một cuộc sống thật bình an, êm đềm nhé!