Sinh viên, người thuê trọ không còn nỗi lo tiền điện
Hoàng Phượng 25/10/2018, 14:10
Ngày mai, Sinh viên, người thuê trọ không còn nỗi lo tiền điện cao gấp 2 – 3 lần như trước đây khi phải tuân theo quy định tiền điện của chủ trọ đưa ra. Đây được xem là tin vui dành cho hàng nghìn sinh viên và người thuê trọ vì không phải è lưng ra trả tiền điện, giảm chi phí đáng kể trong sinh hoạt.
Thông tư 25/2018/TT-BCT của Bộ Công thương được bổ sung một số điều của Thông tư số 16 trước đó và quy định về thực hiện giá bán điện sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2018.

Sinh viên, người thuê trọ không còn nỗi lo tiền điện
Tiền điện mỗi nơi mỗi khác, không có mức giá chung
Ở Hà Nội giá tiền trung bình tại các nhà trọ giao động từ khoảng 4.000 – 5.000đồng/kWh, thành phố Hồ Chí Minh từ 3.500 – 4.500 đồng/kWh, các thành phố khác như Đà Nẵng, Cần Thơ từ 3.000 – 3.500 đồng/kWh. Mức giá này là do từng chủ nhà trọ đưa ra và theo quy định của chủ trọ ngoài tiền điện thì còn có tiền tổn thất, chi phí chiếu sáng và dùng chung.
Mức giá này cao gấp nhiều lần so với giá bán điện bán lẻ điện sinh hoạt của nhà nước. Cụ thể giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc khác nhau:
Bậc 1: từ 0 – 50kWh, khách hàng trả 1.549 đồng/kWh
Bậc 2: từ 51 – 100kWh trả 1.600 đồng/kWh
Bậc 3: từ 101 – 200kWh trả 1.858 đồng/kWh
Bậc 4: từ 201 – 300kWh trả 2.340 đồng/kWh
Bậc 5: từ 301 – 400kWh trả 2.615 đồng/kWh
Bậc 6: từ 401kWh trở lên trả 2.701 đồng/kWh.

Mức giá bán tại phòng trọ cao gấp nhiều lần so với giá bán điện bán lẻ điện sinh hoạt
Tiền điện sẽ tính thế nào sau ngày 26/10/2018?
Đại diện phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, bắt đầu từ ngày 26/10/2018 sẽ thực hiện sửa đổi tiền điện cho cho sinh viên và thuê trọ. Và mức tiền điện sẽ được như sau:
- Người thuê nhà trọ dưới 12 tháng và chủ nhà không chủ động kê khai được đầy đủ số người áp dụng định mức sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ theo bậc 3 (Bậc 3: cho kWh từ 101 – 200 giá bán lẻ 1.858 đồng/ kWh + thuế GTGT) cho toàn bộ sản lượng điện được đo đếm tại công tơ.
- Bên thuê nhà có hợp đồng thuê từ 12 tháng và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện thuê bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện điện và trả tiền điện như một chủ hộ khách hàng bình thường.
- Với những khu nhà trọ, nhiều người thuê không cùng gia đình nhưng vẫn tính tiền điện theo hộ gia đình. Chỉ cần chủ nhà trọ kê khai đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện sẽ có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào chứng từ xác nhận tạm trú.
- 4 người sẽ được tính là một hộ sử dụng điện, 1 người sẽ được tính 1/4 mức điện, 2 người được tính 1/2 mức điện, 3 người sẽ được tính là 3/4 mức điện.
Ví dụ:
4 người ở 1 phòng tương đương 1 hộ, nếu tiền điện trong cả tháng là 250kWh. Cách tính sẽ là:
50 kWh trong khoảng từ 0 – 50kWh (bậc 1) x 1.549 đồng/kWh = 77.450 đồng.
50kWh tiếp theo trong khoảng từ 51 – 100kWh (bậc 2) x 1.600 đồng/kWh = 80.000 đồng.
100 kWh tiếp theo trong khoảng từ 101 – 200kWh (bậc 3) x 1.858 đồng/kWh = 185.800.
50kWh tiếp trong khoảng từ 201 – 300kWh (bậc 4) x 2.340 đồng/kWh = 117.000 đồng.
Tổng cộng số tiền phòng trọ này phải đóng cho chủ nhà là 460.250 + Thuế GTGT = 506.275 đồng cho 250kWh.

Sinh viên, người thuê trọ giảm đi gánh nặng chi phí tiền điện hàng tháng
Hi vọng với việc chuyển đổi này sẽ giúp sinh viên, người thuê trọ không còn nỗi lo tiền điện cao và phần nào tiết kiệm được khoảng chi phí cho những người có thu nhập thấp.
>>> Tin đáng chú ý trong tuần: