Ngoài 3 ngày Tết âm lịch thì nước ta còn có nhiều ngày Tết khác với nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau. Tết Đoan Ngọ cũng là một trong những ngày lễ trọng đại được nhiều người dân quan tâm và tổ chức cúng bái. Vậy Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 là gì? Văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ thế nào? Cùng blogvn.org tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé.

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 là gì?

Không chỉ ở Việt Nam mà ở Trung Quốc, Đài Loan,  Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có Tết Đoan Ngọ. Như vậy, có thể thấy đây là một phong tục Á Đông liên quan đến sự tuần hoàn của tiết trời trong năm.

tet doan ngo la gi

Trong sách “Phong Thổ Ký”, Tết Đoan Ngọ còn là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầy, Ngọ là giữa trưa, Dương là mặt trời, dương khí, vì vậy, Đoan Dương tức là là bắt đầu lúc khí dương đang mạnh.

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ 5-5 đây là thời điểm kết thúc mùa vụ, người dân làm lễ  thắp hương Tết Đoan Ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ, hi vọng mùa màng sắp tới bội thu, và còn theo nguồn gốc Tết Đoan Ngọ xưa kia để cầu mong sâu bọ không phát triển do thời tiết chuyển giao nắng nóng, phòng trừ dịch bệnh cho cây cối, con người.

=> Nếu bạn chưa biết Tết Đoan Ngọ năm 2020 vào ngày nào thì Tết sâu bọ năm nay vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, tức là vào thứ 5 ngày 25/6/2020 dương lịch. 

Thủ tục cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 

1.Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Tết Đoan Ngọ vào khoảng thời gian nắng nóng, là thời điểm chuyển mùa, vì vậy sâu bọ cũng phát triển hơn, ảnh hưởng đến cây cối, con người và vật nuôi.

Người dân thường làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ từ sáng sớm mùng 5 tháng 5 âm lịch. Nhưng vì giờ Ngọ thường bắt đầu từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều nên thời điểm cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn là vào khoảng thời gian này.

» Xem thêm: Năm 2020, nắng nóng sẽ kéo dài đến tháng mấy?

2. Tết Đoan Ngọ nên cúng những gì?

Lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 như thế nào? Gia đình sửa soạn đồ lễ cúng gia tiên, Thổ công. Làng xã có lễ thần tại đình, đền, còn thôn xóm cúng ở miếu. Cúng lễ xong thì ăn chứ không đổ xuống sông giống ở Trung Quốc. Các nhà làm thầy thuốc còn có lễ cúng Thánh sư.

thu tuc cung tet doan ngo mung 5/5

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì, cúng bánh gì? Tùy theo từng địa phương sẽ có mâm cúng Tết Đoan Ngọ 3 miền khác nhau, nhìn chung mâm lễ cúng 5/5 Tết Đoan Ngọ thường bao gồm:

  • Hương, hoa, vàng mã
  • Rượu nếp tết đoan ngọ
  • Nếp cẩm
  • Nước
  • Các loại hoa quả (mận, vải, xoài, dưa hấu,…)
  • Xôi, chè
  • Bánh tro

» Xem thêm: Xem tuổi làm nhà mới nhất năm 2020 giúp mọi việc suôn sẻ, thuận lợi

3. Văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 

Văn khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5
Cùng tham khảo bài cúng khấn gia tiên, Thổ công Tết Đoan Ngọ nôm truyền thống:

kieng ky trong ngay tet doan ngo

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những điều kiêng kị trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 

  • Ăn các loại thực phẩm ngũ sắc để tiêu trừ sát khí.
  • Sử dụng chỉ ngũ sắc xanh đỏ đen vàng tết dây đeo cho trẻ hoặc treo giường, nôi trẻ để phòng tránh điều không tốt.
  • Không nên để giày dép lộn xộn vì giày dép đồng âm với “tà”, để mũi giày dép quay ra ngoài vì quay vào trong giống như dẫn tà khí vào.
  • Tránh dừng lại ở những nơi âm u vì thường có nhiều âm khí, dễ chiêu dụ tà khí.
  • Nếu sức khỏe đang không tốt thì Tết sâu bọ có thể có thêm gỗ đào hoặc cành đào để trừ ách.
  • Vì ngày này vượng dương khí nên uống nước trà hoặc đồ uống mát sẽ tốt cho sức khỏe.

Trên đây là thông tin chi tiết về ý nghĩa cũng như thủ tục cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.